
Nhờ vào thiết bị cảm biến nên khi xe dừng ở những đoạn đường có độ dốc từ 50 trở lên thì mọi tín hiệu thông tin sẽ được truyền về ECU
Để tránh tình trạng trượt dốc mỗi khi vượt đèo nguy hiểm, chủ xe nên trang bị thêm hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Vậy hệ thống này là gì và cách thức hoạt động như thế nào, hãy cùng Giaotonissan tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì?
Hãy thử tưởng tượng rằng, bạn đang đỗ xe ở lưng đèo và cần khởi động máy ngay sau đó. Nếu không làm chủ được chân ga, chân phanh hoặc xe bị chết máy thì điều gì sẽ xảy ra.
Đối với những người không có kinh nghiệm điều khiển hoặc mới lái xe thì sẽ không thể tránh khỏi tình trạng xe trượt dốc hoặc va chạm với phương tiện khác dẫn đến tai nạn nguy hiểm.
Thấu hiểu nỗi lo lắng đó, các nhà sản xuất đã sáng chế và trang bị cho mỗi xe hỗ trợ khởi hành ngang dốc phù hợp. Vậy, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì? Với tên tiếng anh là Hill Start Assist (HSA), hệ thống này được sử dụng để giúp xe luôn đứng yên mà không bị trượt ngược trở xuống, khi bạn nhả chân phanh. Đồng thời ngay sau đó, bạn cũng có thể đạp chân ga để cho xe di chuyển về phía trước. Lúc này chân phanh mới chớm nhả, xe hoàn toàn ở trạng thái ổn định.
Vì vậy, hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc được xem là thiết bị vô cùng cần thiết giúp bạn đảm bảo an toàn và cảm thấy yên tâm trong quá trình lái xe, nhất là lúc đi qua đèo hoặc vượt đoạn đường dốc.

Nguyên lý hoạt động của hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì?
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc thường hoạt động không quá phức tạp. Khi xe dừng ở lưng dốc và bắt đầu khởi động lại máy thì hệ thống sẽ được kích hoạt để đảm bảo an toàn và hỗ trợ cho quá trình lái.
Lúc này, ô tô sẽ duy trì lực phanh trong vòng 3 giây – khoảng thời gian đủ cho bạn thực hiện các bước đổi chân phanh sang chân ga, giúp xe tiếp tục di chuyển. Hiện nay, hỗ trợ khởi hành ngang dốc ngày càng được nhiều nhà sản xuất cải tiến và tích hợp cùng với công nghệ hiện đại.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống HSA phụ thuộc vào các thiết bị cảm biến trên xe, trung tâm điều khiển, cảm biến áp suất phanh, kiểm soát mô – men xoắn,… cụ thể là:
Cảm biến phát hiện độ nghiêng của xe:
Nhờ vào thiết bị cảm biến nên khi xe dừng ở những đoạn đường có độ dốc từ 50 trở lên thì mọi tín hiệu thông tin sẽ được truyền về ECU. Lúc này trung tâm điều khiển sẽ giúp bạn phân tích về khả năng xe bị tụt dốc.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, khi bị sụp ổ gà thân xe bị nghiêng sẽ làm cảm biến bị nhầm lẫn và mặc định rằng là xe đang chạy lên dốc.

Trung tâm điều khiển ECU:
Khi nhận được tín hiệu từ cảm biến truyền về, trung tâm điều khiển sẽ nắm được độ dốc của con đường. Từ đó ECU sẽ tiến hành điều chỉnh lực phanh, áp suất nén của giảm chấn và mô – men xoắn sao cho phù hợp để xe di chuyển một cách an toàn.
Để hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động của xe hỗ trợ khởi động ngang dốc, bạn nên nắm được những khái niệm liên quan sau:
Cảm biến chuyển động ở bánh xe:
Tại mỗi bánh xe sẽ được nhà sản xuất lắp đặt cảm biến có sử dụng nam châm quay. Do đó, khi chưa khởi động máy nhưng bánh xe lại di chuyển thì từ trường sẽ xuất hiện. Các dòng từ trường sẽ được mã hóa thành tín hiệu, rồi truyền về trung tâm điều khiển để xử lý.
Cảm biến áp suất giảm chấn:
Là một bộ phận có tác dụng xác định trọng lượng của xe, hành khách và hàng hóa có trên đó. Thông qua độ nén của giảm chấn mà cảm biến sẽ gửi thông tin về ECU để tính toán lực phanh, kiểm soát ly hợp sao cho phù hợp.
Hệ thống điều khiển phanh:
Nếu xe dừng khi đang lên dốc, ECU sẽ kích hoạt hệ thống phanh làm việc trong thời gian ngắn. Khoảng thời gian này đủ để bạn rời chân khỏi bàn đạp phanh và chuyển sang chân ga.

Cảm biến áp suất phanh:
Khi nhận được tín hiệu cảm biến phát hiện độ nghiêng, trung tâm điều khiển sẽ kích hoạt hệ thống phanh làm việc. Để tránh xe bị trượt ngược xuống, hệ thống sẽ tự điều chỉnh áp lực phanh thông qua cảm biến áp suất phanh.
Hoạt động của ly hợp:
Được biết, ly hợp là một bộ phận quan trọng trong khởi hành đối với xe số sàn. Lúc nổ máy bạn bắt buộc phải đạp vào bàn đạp ly hợp để gửi tín hiệu về ECU giúp trung tâm điều khiển xác định được thời điểm kích hoạt hệ thống phanh.
Kiểm soát mô – men xoắn:
Mô – men xoắn có tác dụng giúp xe không bị trượt bánh trong lúc chạy hoặc tăng tốc. Thông qua cảm biến xe có thể xác định được số mô – men xoắn truyền tới bánh, từ đó kiểm soát tốt mô – men đồng thời giúp xe hoạt động dễ dàng, trơn tru hơn nhất là trong các trường hợp khẩn cấp.
Những lưu ý khi xe hỗ trợ khởi hành ngang dốc
Xe hỗ trợ khởi hành ngang dốc hoạt động dựa vào cơ chế duy trì lực phanh trong 3 giây. Trường hợp, lực phanh tác động không đủ thì sau khi nhả phanh bạn chỉ cần nhấn thêm lần nữa. Lưu ý, trong lúc xe giữ ở trạng thái tĩnh bạn nên nhanh chóng chuyển sang chân ga để tiếp tục di chuyển. Nếu xe ở vị trí số N hay P thì hệ thống HSA sẽ không hoạt động.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở bài viết, bạn đã hiểu được tầm quan trọng và nguyên lý hoạt động của hỗ trợ khởi hành ngang dốc là gì. HSA không hoạt động độc lập mà phụ thuộc vào các bộ truyền cảm biến trên xe, đặc biệt chỉ có nhà sản xuất mới trang bị được hệ thống này. Do đó, khi muốn lắp đặt hỗ trợ ngang dốc ở các cơ sở bên ngoài thì bạn sẽ gặp nhiều khó khăn.